Những tên gọi thường gặp về tủ tài liệu
Bạn thắc mắc Tủ cánh lùa là gì? Tủ cánh mở là gì? Tủ không cánh trông như thế nào? hay là những tên gọi kỹ thuật về tủ như Đình tủ, Đợt tủ, Forming... là cái gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vẫn đề này cho bạn.
Tủ tài liệu là món đồ nội thất khá quan trọng trong phòng làm việc, kết hợp cùng bàn làm việc, ghế văn phòng tạo nên một tổng thể hài hòa. Công năng chủ yếu của tủ tài liệu là dùng để lưu trữ tài liệu, ngoài ra nó còn giúp cất giữ các món đồ có giá trị, các vật kỷ niệm… giúp phòng làm việc gọn gàng, đẹp mắt. Cùng tìm hiểu về những khái niệm thường gặp để giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng tủ tài liệu.
1. Tủ tài liệu cánh mở
Tủ tài liệu cánh mở là loại tủ có thiết kế bản lề để giúp cửa tủ mở ra hai bên. Đây là kiểu cánh tủ truyền thống giống với kiểu cánh cửa đi. Tủ cánh mở cũng là loại tủ tài liệu được dùng phổ biến nhất trong các văn phòng hiện nay bởi tính tiện dụng, dễ dùng. Có hai loại: tủ cánh mở có khóa để bảo mật những tài liệu, tài sản quan trọng và loại tủ cánh mở không khóa để lưu trữ những giấy tờ, tài liệu thông thường. Các chất liệu thường dùng là gỗ, kính, nhôm…
2. Tủ tài liệu cánh lùa
Tủ tài liệu cánh lùa (hay còn gọi là tủ cánh trượt) là loại tủ có chiếc cửa kéo lùa qua, mỗi chiếc tủ phải có ít nhất hai cánh cửa kéo lớn. Ưu điểm của loại tủ cánh lùa này là người sử dụng có thể lùa cửa theo hướng nào cũng được, qua phải hay qua trái cũng không thành vấn đề.
Bên cạnh đó loại tủ văn phòng này còn giúp tiết kiệm không gian (không mất không gian khi mở cánh tủ) và mang hơi hướng hiện đại, tiện sử dụng,. Thời gian thi công và lắp đặt cũng khá nhanh, nhanh hơn nhiều so với các loại tủ cửa mở truyền thống. Loại tủ này có thể được thiết kế với cửa gỗ hoặc cửa kính tùy theo sở thích của chủ nhân.
3. Tủ tài liệu không cánh
Tủ tài liệu không cánh là loại tủ được thiết kế không có cánh tủ. Loại tủ này thường được dùng để trưng bày các vật kỷ niệm, vật phẩm phong thủy giúp mang lại may mắn trong công việc, huân huy chương, bằng khen, những cuốn sách yêu thích… Loại tủ tài liệu không cánh không có chức năng bảo mật tài liệu, tài sản. Có những loại tủ bao gồm cả các khoang có cánh và các khoang không cánh để phục vụ nhiều nhu cầu của người sử dụng.
4. Đợt tủ
Cấu tạo của tủ tài liệu bao gồm các đợt chức năng, chính là các khoảng không dùng để lưu trữ, cất giữ. Mỗi đợt chức năng được thiết kế để lưu trữ các sản phẩm khác nhau (giấy tờ, file tài liệu, sổ sách, quần áo, vật kỷ niệm…). Có rất nhiều kiểu dáng đợt: đợt hở, đợt kín, đợt so le, đợt ngắn, đợt dài, đợt cố định đợt di động…
5. Công nghệ Forming
Công nghệ Forming là công nghệ ép nén nhiệt độ cao và áp suất cao (ở điều kiện nhiệt độ 1581°C và áp suất 1435 psi và theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ) trên dây chuyền áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong môi trường chân không hoàn toàn cách biệt.
Nhờ công nghệ Forming, tấm Laminate được bo tròn.
Với công nghệ Forming (bo tròn cạnh) cho cạnh bàn và 1 số chi tiết như đình tủ, đình hộc di động 1 độ lượn thích hợp, giúp cho người sử dụng thấy thoải mái khi tì cánh tay trong thời gian dài.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về vách ngăn văn phòng Fami
Tủ tài liệu là món đồ nội thất khá quan trọng trong phòng làm việc, kết hợp cùng bàn làm việc, ghế văn phòng tạo nên một tổng thể hài hòa. Công năng chủ yếu của tủ tài liệu là dùng để lưu trữ tài liệu, ngoài ra nó còn giúp cất giữ các món đồ có giá trị, các vật kỷ niệm… giúp phòng làm việc gọn gàng, đẹp mắt. Cùng tìm hiểu về những khái niệm thường gặp để giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng tủ tài liệu.
1. Tủ tài liệu cánh mở
Tủ tài liệu cánh mở là loại tủ có thiết kế bản lề để giúp cửa tủ mở ra hai bên. Đây là kiểu cánh tủ truyền thống giống với kiểu cánh cửa đi. Tủ cánh mở cũng là loại tủ tài liệu được dùng phổ biến nhất trong các văn phòng hiện nay bởi tính tiện dụng, dễ dùng. Có hai loại: tủ cánh mở có khóa để bảo mật những tài liệu, tài sản quan trọng và loại tủ cánh mở không khóa để lưu trữ những giấy tờ, tài liệu thông thường. Các chất liệu thường dùng là gỗ, kính, nhôm…
2. Tủ tài liệu cánh lùa
Tủ tài liệu cánh lùa (hay còn gọi là tủ cánh trượt) là loại tủ có chiếc cửa kéo lùa qua, mỗi chiếc tủ phải có ít nhất hai cánh cửa kéo lớn. Ưu điểm của loại tủ cánh lùa này là người sử dụng có thể lùa cửa theo hướng nào cũng được, qua phải hay qua trái cũng không thành vấn đề.
Bên cạnh đó loại tủ văn phòng này còn giúp tiết kiệm không gian (không mất không gian khi mở cánh tủ) và mang hơi hướng hiện đại, tiện sử dụng,. Thời gian thi công và lắp đặt cũng khá nhanh, nhanh hơn nhiều so với các loại tủ cửa mở truyền thống. Loại tủ này có thể được thiết kế với cửa gỗ hoặc cửa kính tùy theo sở thích của chủ nhân.
3. Tủ tài liệu không cánh
Tủ tài liệu không cánh là loại tủ được thiết kế không có cánh tủ. Loại tủ này thường được dùng để trưng bày các vật kỷ niệm, vật phẩm phong thủy giúp mang lại may mắn trong công việc, huân huy chương, bằng khen, những cuốn sách yêu thích… Loại tủ tài liệu không cánh không có chức năng bảo mật tài liệu, tài sản. Có những loại tủ bao gồm cả các khoang có cánh và các khoang không cánh để phục vụ nhiều nhu cầu của người sử dụng.
4. Đợt tủ
Cấu tạo của tủ tài liệu bao gồm các đợt chức năng, chính là các khoảng không dùng để lưu trữ, cất giữ. Mỗi đợt chức năng được thiết kế để lưu trữ các sản phẩm khác nhau (giấy tờ, file tài liệu, sổ sách, quần áo, vật kỷ niệm…). Có rất nhiều kiểu dáng đợt: đợt hở, đợt kín, đợt so le, đợt ngắn, đợt dài, đợt cố định đợt di động…
5. Công nghệ Forming
Công nghệ Forming là công nghệ ép nén nhiệt độ cao và áp suất cao (ở điều kiện nhiệt độ 1581°C và áp suất 1435 psi và theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ) trên dây chuyền áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong môi trường chân không hoàn toàn cách biệt.
Nhờ công nghệ Forming, tấm Laminate được bo tròn.
Với công nghệ Forming (bo tròn cạnh) cho cạnh bàn và 1 số chi tiết như đình tủ, đình hộc di động 1 độ lượn thích hợp, giúp cho người sử dụng thấy thoải mái khi tì cánh tay trong thời gian dài.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về vách ngăn văn phòng Fami